Mối ghép then là mối ghép tháo được, thường dùng để lắp ghép chi tiết với trục để truyền tải trọng, và mô men xoắn.
Mối ghép then có các loại: Then bằng, then bán nguyệt, then vát, then hoa.
Mối ghép then bằng, then bán nguyệt là mối ghép trượt và có thể điều chỉnh vị trí, dùng trong các cơ cấu có tải trọng nhỏ và truyền mô men tương đối nhỏ.
Mối ghép then vát là mối ghép chặt, then vát được đóng chặt vào rãnh trên trục và lỗ. Then vát dùng trong các cơ cấu có tải trọng tương đối lớn.
Then hoa được dùng phổ biến trong chế tạo máy để truyền được mô men xoắn lớn.
I. Then bằng là loại then được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất:
Bảng 9.2: Kích thước của mặt cắt then bằng và rãnh then (TCVN 2261-77) và của then bằng cao và rãnh then (TCVN 4218-86). Đơn vị (mm)
Các tiêu chuẩn TCVN 2261277 và TCVN 4218.86 quy định kích thước mặt của then và rãnh then cho các trục có kích thước đường kính D đến 500mm.
Tùy theo lựa chọn chuẩn trong gia công và chuẩn đo, trên bản vẽ chi tiết có thể cho các kích thước: D+t1 đối vơi bạc (ống bao); t-( phương pháp ưu tiên) hoặc (D-t) đối với trục.
Các kích thước trong mặt cắt ngang của mối ghép then được giới thiệu trên hình 9.19 và sơ đồ phân bố các miền dung sai và lắp ghép của mối ghép then theo chiều rộng b được giới thiệu trên hình 9.20 . Dung sai các kích thước của then và rãnh then cũng như lắp ghép của then (theo chiều rộng then b) trên trục và trên bạc (ống bao) như sau (TCVN 2245-99).
Dung sai chiều rộng then B: h9
dung sai chiều tao then h:
+ h9 khi h=226mm
+ h11 khi h>6mm
Dung sai chiều dài then l: H14
Dung sai chiều rộng rãnh then:
+ Trên trục: H9, N9 và P9
+ Trên bạc: D10, Js9 và P9
Phân ra 3 loại lắp ghép then:
1- Lắp ghép then tự do (H20.9) được dụng trong trường hợp kết cấu có khó khăn về phương tiện lắp ráp, tải trọng tác dụng và không thay đổi chiều cũng như được dùng cho mối ghép then có chuyển động tương đối giữa trục và chi tiết bao làm việc ở chế độ nhẹ.
Lắp ghép then trên trục: H9/h9
Lắp ghép then trên bạc (ống bao): D10/h9
2- Lắp ghép then bình thường (hình 9.20) được dùng phổ biến trong ngành chế tạo máy.
Lắp ghép trên trục: N9/h9
Lắp ghép then trên bạc (ống bao): Js9/h9
3- Lắp ghép then chặt (h 9.20) là lắp ghép có độ dôi không lớn giữa then với trục và then với chi tiết bao. Để lắp ráp cần phải dùng máy ép hoặc đồ gá ép. Mối ghép chặt được dùng cho các kết cấu rất ít khi phải tháo lắp, tải trọng tác dụng thay đổi chiều.
3- Lắp ghép then chặt (h 9.20) là lắp ghép có độ dôi không lớn giữa then với trục và then với chi tiết bao. Để lắp ráp cần phải dùng máy ép hoặc đồ gá ép. Mối ghép chặt được dùng cho các kết cấu rất ít khi phải tháo lắp, tải trọng tác dụng thay đổi chiều.
Lắp ghép then trên trục: P9/h9
Lắp ghép then trên bạc (ống bao): P9/h9
Ngoài phương án sử dụng lắp then bằng các loại lắp ghép theo tiêu chuẩn như đã giới thiệu trên hình 9.20, trong từng trường hợp cụ thể của kết cấu, cho phép sử dụng các phương án phối hợp giữa miền dung sai của chiều rộng rãnh then và miền dung sai h9 của chiều rộng then.
+ Đối với sản xuất đơn chiếc và loại nhỏ:
Lắp ghép then trên trục: P9/h9
Lắp ghép then trên bạc: Js9/h9
+ Đối với sản xuất hàng loạt và hang khối:
Lắp ghép then trên trục: N9/h9
Lắp ghép then trên bạc: Js9/h9; D10/h9 (dùng cho mối ghép then dài l>2D).
+ Đối với mối ghép dẫn hướng:
Lắp ghép then trên trục: N9/h9; H9/h9 (dùng cho mối ghép then dài l>2D).
Lắp ghép then trên bạc: D10/h9
Hay.
Trả lờiXóaThanks
Trả lờiXóa